“Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc
Gió nào độc cho bằng gió Gò Công
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi”
Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc là ám chỉ tới chuyện đào kinh Vĩnh Tế
Châu Đốc là xứ biên địa Vĩnh Thông xưa ,xứ của Núi Sam và khô bò,mắm ,Bà Chúa Xứ ,kinh Vĩnh Tế
Châu Đốc không có cái đèn đường nào cao nhứt Nam Kỳ lục tỉnh cả ,kể cả trồng cột điện trên núi Sam cũng không thể
Công trình đào kinh Vĩnh Tế khởi công ngày 30/01/1820 và hoàn tất vào tháng 5 năm Giáp Thân 1824 kéo dài trong khoảng 4 năm rưỡi và chỉ đào được vào mùa khô,đào bằng bằng tay
Vĩnh Tế dài 90 km chạy dọc theo biên giới Nam Kỳ –Cam Bốt nối sông Hậu từ Châu Đốc đến Phương Thành (Hà Tiên) đổ ra biển Hà Tiên
Tổng cộng trong 3 đợt đào kinh Vĩnh Tế đã huy động hơn 80.200 binh dân người Việt và người Khmer miệt mài đào dưới sự quản trị của Gia Định thành Tổng trấn Lê Văn Duyệt ,đốc công là ông Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại,quản lý binh Khmer là Thống quản đồn Uy Viễn Nguyễn Văn Tồn (Tên thực là Thạch Duông người Khmer Trà Ôn),còn có Chưởng cơ Nguyễn Văn Tuyên và Trần Công Lại
Năm 1823, Thoại Ngọc Hầu lập 5 làng mới bên bờ kinh Vĩnh Tế gồm: Vĩnh Tế, Vĩnh Nguơn, Vĩnh Điều, Vĩnh Gia và Vĩnh Thông
Xưa ông cha ta rất hay,để đào con kinh được thẳng thì họ đốt đuốc trên đầu những cây sào tre dài và cao ,dựng sào lên vào ban đêm và dân binh cứ theo ánh đèn mà đào tới thẳng băng
Cực khổ vô vàn vì đất vùng này biên địa,nước linh láng rắn rít ,muỗi mòng,lam sơn chướng khí ,có đoạn đụng đá của Thất Sơn đào rất khó .Dân phu chỉ có ăn mắm sống và cơn vắt mà làm miệt mài
Những ánh sáng trên cây sào đã thành điển tích “Đèn Châu Đốc”
“Hò ….ơ…
Thấy anh hay chữ, em đây hỏi thử đôi lời
Đường từ Châu Đốc, Hà Tiên
Kinh nào chạy thẳng nối liền hai nơi?
Đất nào lắm dốc nhiều đồi?
Đèn nào cao nhất tiếng đời đều nghe?
Sông nào tấp nập thuyền bè?
Hồ nào với biển cập kè bên nhau?
Trai nào nổi tiếng anh hào?
Anh mà đáp đặng, má đào em trao”
Nam đáp từ
“Hò …ơ……
Nghe em hỏi tức, anh đây nói phứt cho rồi
Đường từ Châu Đốc, Hà Tiên
Có kinh Vĩnh Tế nối liền hai nơi
Đất Nam Vang lắm dốc nhiều đồi
Đèn cao Châu Đốc mọi người đều nghe
Sông Cửu Long tấp nập thuyền bè
Biển Hồ hai chữ cập kè bên nhau
Trai Nam Kỳ nổi tiếng anh hào
Anh đà đáp đặng, vậy má đào em trao đây!”
Năm 1839 vua Minh Mạng lấy đất nằm hai bên bờ kinh Vĩnh Tế thuộc phủ Chân Thành của Trấn Tây Thành nhập vào lãnh thổ Đại Nam lập phủ Tĩnh Biên tỉnh Hà Tiên gồm 2 huyện:
-Hà Âm ở phía bắc phủ Tĩnh Biên, bờ tả kinh Vĩnh Tế
-Hà Dương ở phía nam phủ Tĩnh Biên, bờ hữu kinh Vĩnh Tế
Sau đó thì năm 1844 vua Thiệu Trị cắt phủ Tĩnh Biên về cho tỉnh An Giang
Sau khi vua Thiệu Trị rút quân bãi bỏ Trấn Tây Thành thì hai huyện Hà Âm,Hà Dương vẫn thuộc Đại Nam
Pháp cai trị Nam Kỳ,những năm 1861-1863 cắt đất Nam Kỳ trả cho Cam Bốt
Vùng bờ bắc kinh Vĩnh Tế gồm :
-Đất phủ Khai Biên (Vũng Thơm) và Quảng Biên (Cần Vọt) thuộc huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên.Tương đương đất của Nặc Tôn dâng trả ơn cho Mạc Thiên Tứ năm 1757 gồm đất Cần Vọt – tức tỉnh Kampôt,đất Vũng Thơm tức Kompong Som tức thành phố Sihanoukville ngày nay
Nên nhớ đất Hà Tiên xưa kéo dài từ biên giới Thái Lan bao gồm tỉnh Kampong Som ,Kampôt dài xuống Rạch Giá, Long Xuyên đến Cà Mau,tức là liếm sạch biển của Cam Bốt
Ngày xưa núi thiêng Tà Lơn thuộc đất Việt Nam, sau 1863 thì thuộc Cam Bốt
-Đất bên kinh Vĩnh Tế của các huyện Hà Âm,tức đối diện Châu Đốc nay thuộc tỉnh Takeo của Cam Bốt .Pháp không lấy kinh Vĩnh Tế làm ranh giới mà chừa đất bên kia kinh kéo dài vài km
-Vùng Xoài Riêng
Đất của cái ẹo,vùng lưỡi bò ngày nay thuộc tỉnh Svay Rieng Cam Bốt. Đất này thời Nguyễn thuộc về huyện Quang Hóa (Tức Trãng Bàng) , Phủ Tây Ninh của tỉnh Gia Định
Ngày nay là cái ẹo liếm sâu vào Nam Kỳ khúc tỉnh Long An
Đất của huyện Hà Dương nay là hai quận Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang
Đất Hà Âm (tỉnh Takeo) là đất biên viễn,ở phía bắc bờ Vĩnh Tế nên thường xuyên thành chiến trường đánh nhau giữa Việt Nam ,Cam Bốt và Xiêm La , rồi dân Miên thảm sát người Việt ,tương truyền xương người trắng hếu chất thành đống
Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872) khi làm tri huyện Trà Vang tỉnh Vĩnh Long dưới quyền của Tổng đốc Trương Văn Uyển và Bố chánh Truyện .Tại Trà Vang vì thẳng thắn, cương trực binh vực người Miên bản xứ nên tri huyện Bùi Hữu Nghĩa bị khép tội chết ,đây là vụ án kinh Láng Thé ở Trà Vinh
Hiền thê Bùi Hữu Nghĩa là bà Nguyễn Thị Tồn quá giang ghe bầu ra Huế kêu oan cho chồng
Rốt cuộc vua Tự Đức cho Bùi Hữu Nghĩa “đi đày” đoái công chuộc tội tại đồn Vĩnh Thông thuộc huyện Hà Âm nay là Châu Đốc
Bùi Hữu Nghĩa ở vùng biên địa xa xôi,nhìn những đống xương tàn cảm tác làm bài thơ “Kinh quá Hà Âm” :
Mịt mù mây đen kéo tối dầm
Đau lòng thuở nọ chốn Hà Âm
Đống xương vô định sương phau trắng
Vũng máu phi thường cỏ nhum thâm
Gió trốt dật dờ noi chiến lũy
Đèn trời leo lét dặm u lâm
Nghĩ thương con tạo sao dời đổi
Dắng dỏi trên đường tiếng dế ngâm.
Kinh Vĩnh Tế vang danh
“Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc
Gió nào độc cho bằng gió Gò Công
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi”
Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc là ám chỉ tới chuyện đào kinh Vĩnh Tế
Châu Đốc là xứ biên địa Vĩnh Thông xưa ,xứ của Núi Sam và khô bò,mắm ,Bà Chúa Xứ ,kinh Vĩnh Tế
Châu Đốc không có cái đèn đường nào cao nhứt Nam Kỳ lục tỉnh cả ,kể cả trồng cột điện trên núi Sam cũng không thể
Công trình đào kinh Vĩnh Tế khởi công ngày 30/01/1820 và hoàn tất vào tháng 5 năm Giáp Thân 1824 kéo dài trong khoảng 4 năm rưỡi và chỉ đào được vào mùa khô,đào bằng bằng tay
Vĩnh Tế dài 90 km chạy dọc theo biên giới Nam Kỳ –Cam Bốt nối sông Hậu từ Châu Đốc đến Phương Thành (Hà Tiên) đổ ra biển Hà Tiên
Tổng cộng trong 3 đợt đào kinh Vĩnh Tế đã huy động hơn 80.200 binh dân người Việt và người Khmer miệt mài đào dưới sự quản trị của Gia Định thành Tổng trấn Lê Văn Duyệt ,đốc công là ông Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại,quản lý binh Khmer là Thống quản đồn Uy Viễn Nguyễn Văn Tồn (Tên thực là Thạch Duông người Khmer Trà Ôn),còn có Chưởng cơ Nguyễn Văn Tuyên và Trần Công Lại
Năm 1823, Thoại Ngọc Hầu lập 5 làng mới bên bờ kinh Vĩnh Tế gồm: Vĩnh Tế, Vĩnh Nguơn, Vĩnh Điều, Vĩnh Gia và Vĩnh Thông
Xưa ông cha ta rất hay,để đào con kinh được thẳng thì họ đốt đuốc trên đầu những cây sào tre dài và cao ,dựng sào lên vào ban đêm và dân binh cứ theo ánh đèn mà đào tới thẳng băng
Cực khổ vô vàn vì đất vùng này biên địa,nước linh láng rắn rít ,muỗi mòng,lam sơn chướng khí ,có đoạn đụng đá của Thất Sơn đào rất khó .Dân phu chỉ có ăn mắm sống và cơn vắt mà làm miệt mài
Những ánh sáng trên cây sào đã thành điển tích “Đèn Châu Đốc”
“Hò ….ơ…
Thấy anh hay chữ, em đây hỏi thử đôi lời
Đường từ Châu Đốc, Hà Tiên
Kinh nào chạy thẳng nối liền hai nơi?
Đất nào lắm dốc nhiều đồi?
Đèn nào cao nhất tiếng đời đều nghe?
Sông nào tấp nập thuyền bè?
Hồ nào với biển cập kè bên nhau?
Trai nào nổi tiếng anh hào?
Anh mà đáp đặng, má đào em trao”
Nam đáp từ
“Hò …ơ……
Nghe em hỏi tức, anh đây nói phứt cho rồi
Đường từ Châu Đốc, Hà Tiên
Có kinh Vĩnh Tế nối liền hai nơi
Đất Nam Vang lắm dốc nhiều đồi
Đèn cao Châu Đốc mọi người đều nghe
Sông Cửu Long tấp nập thuyền bè
Biển Hồ hai chữ cập kè bên nhau
Trai Nam Kỳ nổi tiếng anh hào
Anh đà đáp đặng, vậy má đào em trao đây!”
Năm 1839 vua Minh Mạng lấy đất nằm hai bên bờ kinh Vĩnh Tế thuộc phủ Chân Thành của Trấn Tây Thành nhập vào lãnh thổ Đại Nam lập phủ Tĩnh Biên tỉnh Hà Tiên gồm 2 huyện:
-Hà Âm ở phía bắc phủ Tĩnh Biên, bờ tả kinh Vĩnh Tế
-Hà Dương ở phía nam phủ Tĩnh Biên, bờ hữu kinh Vĩnh Tế
Sau đó thì năm 1844 vua Thiệu Trị cắt phủ Tĩnh Biên về cho tỉnh An Giang
Sau khi vua Thiệu Trị rút quân bãi bỏ Trấn Tây Thành thì hai huyện Hà Âm,Hà Dương vẫn thuộc Đại Nam
Pháp cai trị Nam Kỳ,những năm 1861-1863 cắt đất Nam Kỳ trả cho Cam Bốt
Vùng bờ bắc kinh Vĩnh Tế gồm :
-Đất phủ Khai Biên (Vũng Thơm) và Quảng Biên (Cần Vọt) thuộc huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên.Tương đương đất của Nặc Tôn dâng trả ơn cho Mạc Thiên Tứ năm 1757 gồm đất Cần Vọt – tức tỉnh Kampôt,đất Vũng Thơm tức Kompong Som tức thành phố Sihanoukville ngày nay
Nên nhớ đất Hà Tiên xưa kéo dài từ biên giới Thái Lan bao gồm tỉnh Kampong Som ,Kampôt dài xuống Rạch Giá, Long Xuyên đến Cà Mau,tức là liếm sạch biển của Cam Bốt
Ngày xưa núi thiêng Tà Lơn thuộc đất Việt Nam, sau 1863 thì thuộc Cam Bốt
-Đất bên kinh Vĩnh Tế của các huyện Hà Âm,tức đối diện Châu Đốc nay thuộc tỉnh Takeo của Cam Bốt .Pháp không lấy kinh Vĩnh Tế làm ranh giới mà chừa đất bên kia kinh kéo dài vài km
-Vùng Xoài Riêng
Đất của cái ẹo,vùng lưỡi bò ngày nay thuộc tỉnh Svay Rieng Cam Bốt. Đất này thời Nguyễn thuộc về huyện Quang Hóa (Tức Trãng Bàng) , Phủ Tây Ninh của tỉnh Gia Định
Ngày nay là cái ẹo liếm sâu vào Nam Kỳ khúc tỉnh Long An
Đất của huyện Hà Dương nay là hai quận Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang
Đất Hà Âm (tỉnh Takeo) là đất biên viễn,ở phía bắc bờ Vĩnh Tế nên thường xuyên thành chiến trường đánh nhau giữa Việt Nam ,Cam Bốt và Xiêm La , rồi dân Miên thảm sát người Việt ,tương truyền xương người trắng hếu chất thành đống
Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872) khi làm tri huyện Trà Vang tỉnh Vĩnh Long dưới quyền của Tổng đốc Trương Văn Uyển và Bố chánh Truyện .Tại Trà Vang vì thẳng thắn, cương trực binh vực người Miên bản xứ nên tri huyện Bùi Hữu Nghĩa bị khép tội chết ,đây là vụ án kinh Láng Thé ở Trà Vinh
Hiền thê Bùi Hữu Nghĩa là bà Nguyễn Thị Tồn quá giang ghe bầu ra Huế kêu oan cho chồng
Rốt cuộc vua Tự Đức cho Bùi Hữu Nghĩa “đi đày” đoái công chuộc tội tại đồn Vĩnh Thông thuộc huyện Hà Âm nay là Châu Đốc
Bùi Hữu Nghĩa ở vùng biên địa xa xôi,nhìn những đống xương tàn cảm tác làm bài thơ “Kinh quá Hà Âm” :
Mịt mù mây đen kéo tối dầm
Đau lòng thuở nọ chốn Hà Âm
Đống xương vô định sương phau trắng
Vũng máu phi thường cỏ nhum thâm
Gió trốt dật dờ noi chiến lũy
Đèn trời leo lét dặm u lâm
Nghĩ thương con tạo sao dời đổi
Dắng dỏi trên đường tiếng dế ngâm.
Hình: Kinh Vĩnh Tế trước 1975
: Kinh Vĩnh Tế trước 1975