Thứ ba, Tháng mười một 19, 2024
HomeVăn hoáDựng nêu ăn Tết

Dựng nêu ăn Tết

img 1807
Tập tục dựng cây nêu ngày Tết

Sáng hôm qua 23 Tết ,lễ dựng nêu tại kinh thành Huế đã diễn ra lúc 8 h sáng theo đúng truyền thống từ thời các chúa Nguyễn

Cây nêu là cây tre đực già dài 15m, còn nguyên ngọn được 10 lính vệ vác và ban lễ nhạc cung đình đi từ cửa Hiển Nhơn đi qua phía sau điện Thái Hòa, tiến về Thế Miếu trong âm thanh của các bài tiểu nhạc

Trước đó một cây nêu cũng được dựng ở Triệu Tổ Miếu

Khi cây nêu được dựng lên, đầu ngọn nêu được treo ấn, tín, văn phòng tư bảo, biểu trưng của việc phong ấn để triều đình nghỉ ngơi trong những ngày Tết

Sáng 23 Tết tại lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn cũng làm lễ dựng nêu

Cây nêu là một biểu tượng dân tộc 100% của Việt Nam,vì cùng ăn Tết Nguyên Đán song người Tàu không có tục dựng cây nêu trước sân như người Việt

Cắm nêu với ý nghĩa tâm linh là mong muốn những điều tốt đẹp trong năm mới và xua đuổi tà ma, quỷ dữ

“Cu kêu ba tiếng cu kêu
Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè
Dựng nêu thì dựng đầu hè
Để sân gieo cải,vãi mè mà ăn”

Ngày xưa nhà dân Việt nào cũng dựng nêu

Cây nêu là một cây tre cao còn nguyên ngọn và lá đem trồng trước sân nhà mỗi dịp Tết Nguyên Đán.Trên ngọn tre có đeo một vòng tròn nhỏ ,có khi cái lồng tre ,cái niêu đất chứa vôi và treo nhiều cờ phướng

Dựng nêu là hy vọng mang lại điều tốt đẹp và xua đuổi quỷ dữ,cái xui rủi trong năm mới

Ngày dựng nêu là 20 tháng Chạp ,có nhà từ 23 tháng Chạp ,ngày hạ nêu là ngày mùng 7 tháng Giêng

Trước khi hạ nêu, cần tránh động thổ để cho đất được hội tụ sanh khí,tránh chạm khí thiêng đầu năm

Bên dưới gốc, rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng rào để xua đuổi tà ma

Người Việt xưa nghiêng mình trước quan niệm tam tài (Thiên-Địa-Nhơn) trong cuộc sống

Thành ra ngày Tết Nguyên Đán trong tháng Giêng Đất Trời giao hòa , cây nêu cao phất phơ chỉa lên cao là hòa vào vũ trụ, là cột nối giữa Trời và Đất

Cây tre có đốt là cái thang đi lên xuống của thần thánh giúp sanh khí của Trời xuống Đất giúp mặt đất phì nhiêu, hội tụ sanh khí giúp mùa màng tốt tươi,một năm ấm no sẽ tới

Cây tre khi chôn xuống đất có ngả nghiêng gió thổi phất phơ đến mấy cũng không gãy,thể hiện sức sống rất dẻo dai của con người Việt tộc

Cây tre cũng thẳng thuốm,là tấm lòng người quân tử

Dân Nam Kỳ xưa cũng dựng nêu

Trong Đại Nam nhứt thống phong tục của tỉnh Gia Định có đoạn viết:

“Ngoài ra những việc tiễn năm cũ mừng năm mới, các tiết Nguyên Đán, Đoan Dương, thờ cúng tổ tiên cho đến khi gặp sanh nhật thì mời khách, gặp tiết tốt vui mừng, đại khái các tỉnh Nam Kỳ đều giống nhau cả”

“Ăn mừng năm mới
Chữ an, chữ thới
Dán trước hàng ba
Phú quới vinh hoa
Dán vô trước cửa
Tài lợi lộc phước
Dán trước hàng nhì
Vạn trực duy tân
Dán vô trước cửa”

Cây nêu là niềm hạnh phúc và an bình trong tâm thức của người Việt trong những ngày Tết ,nó thành một kỷ niệm khó quên trong dòng đời của mỗi người

“Nói chi lăng nhăng nghiêng qua ngã lại
Nghe tiếng pháo đại kêu con vợ sắm sửa nấu chè
Vác cây nêu đem cặm ngoài hè
Nói con vợ sao cửa đóng sớm
Làm hơi mặt bợm, mở pháo đốt um sùm”
(Vè ăn Tết)

Ngày nay tiến lên đô thị ,hầu như ít nhà Việt tộc còn giữ tục cặm nêu ăn Tết,có một số gia đình còn cắm nêu nhưng cũng không còn đúng với phong tục cắm nêu cổ truyền,làm sai bét ,cúng kiếng cũng sai bét

Cây nêu chỉ còn trong quá khứ.

Nguyễn Gia Việt

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments

‎Pham Chien on Tây Bắc mùa lúa chín
chợ đêm đà lạt on Khám phá chợ đêm Đà Lạt 2018
Mâm Xôi Vàng on Tây Bắc mùa lúa chín
Bui Huy Phuong on Tây Bắc mùa lúa chín