Thứ năm, Tháng mười hai 12, 2024
HomeLifestyleTravelĐÀ LẠT ĐÔ THỊ - NGHỈ DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT !

ĐÀ LẠT ĐÔ THỊ – NGHỈ DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT !

img 8627
Mảng xanh còn sót lại ở dinh tỉnh trưởng Đà Lạt
  • Người ta hay lên Đà Lạt vui chơi là điều gì ? Lý do thì nhiều, tựu chung lại vì Đà Lạt mát mẻ. Sự mát mẻ này kèm theo không khí trong lành dễ đem lại sảng khoái. Cái này ở miền xuôi dưới nắng nóng không có được. Lên Đà Lạt rồi lại thấy rừng, thấy hồ, thấy suối. Thấy ba cái này là khoái rồi bởi ở miền xuôi cũng ít, ít rừng, ít hồ và hiếm có suối. Đó là những điều kiện tự nhiên mà Đà Lạt có. Đà Lạt giữ được rừng thì mát mẻ, khí hậu trong lành, hồ nước trong xanh và suối luôn cuộn chảy. Phần đông lên Đà Lạt để trốn nóng, tránh ồn ào và cần tịnh dưỡng, à mà còn để ngắm hoa, sống trong rừng nữa. Số đông người Việt xem Đà Lạt là hòn ngọc báu của núi rừng, nên Đà lạt là thị trường dành cho đại chúng, mọi người đều đủ khả năng tiếp cận. Sống ở môi trường mát mẻ vốn dễ chịu, muốn sảng khoái thì phải ở lâu một chút, thế nên mức sống cần vừa phải, giá phòng thuê bình dân, thức ăn ngon và hợp lý, đi lại không tốn kém, có công việc kiếm thêm tiền khi cần thiết, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục cộng đồng có ích. Mức sống cần phải hài hòa với các vùng miền khác, nhưng lại có lợi thế cạnh tranh thì ắt sẽ thu hút được sự tham quan nhiều người.
  • Thực tế, du lịch thì mau chán, nhưng sống và trải nghiệm thì thú vị và mới mẻ . Bởi chính người tham gia du lịch có điều kiện chuyển thành cư dân, sinh sống và đóng góp cho sự phát triển của đà lạt. Nên đà lạt, bản chất vốn cần hình thành một đô thị, một đô thị có mật độ dân số cao. Chính mật độ dân số này thay đổi hình thức cư trú, thay đổi tập quán sinh hoạt và công ăn việc làm, từ đó mới có thể bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ rừng. Thay đổi tư duy chính là thay đổi cách sống để bảo vệ môi trường. Và đối tượng người cần thay đổi tư duy chính là những người ‘ sống ‘ với đà lạt, chứ không chỉ là những khách du lịch. Sự mát mẻ, trong lành của đà lạt là thứ vô giá, ai cũng sẽ rồi phải quay lại. ẩm thực đem lại một trải nghiệm liên tục bởi sự thụ hưởng nó trong không khí se lạnh luôn gia tăng. Nghệ thuật và phong cách nghỉ dưỡng ở xứ sương mù làm sao để trở thành nếp ‘ sống ‘ địa phương, bình dân nhưng cuốn hút, ở lâu mà không chán thì đó là hiệu quả, tiết kiệm.
  • Đà lạt cần là một đô thị, một đô thị sầm uất nhưng sống chậm, ngày đêm hoạt động nhưng chẳng vội vàng, đông người qua lại nhưng ít xe ô tô và sự ô nhiễm. Nén chặt và cao tầng nhưng chẳng bao giờ thấy ngột ngạt. Thoát khỏi những định kiến thói quen về hình thức đô thị chật chội, đông đúc, kẹt xe, tệ nạn để thấy ra được một dạng thức ‘ hỗn hợp – hữu cơ ‘ cho thành phố sương mù là điều cần thiết. Nếu hiểu khái niệm mở hơn nữa thì Đà Lạt cần một loại mật độ cao có tính bền vững hơn. Phố núi cần hơi người bởi xét cho cùng, chính con người nên chịu trách nhiệm cho những gì mình tạo ra. Bởi khi là một đô thị như vậy thì mới hình thành được một phương thức và nguồn lực cần thiết phát triển môi trường tự nhiên, đó là rừng ( rừng theo khái niệm tích cực ). Đô thị trong rừng không phải là những hình ảnh viễn vông, mà là thực tế. Thực tế bởi đô thị ấy có đầy đủ nguồn lực về tài chính, về chất lượng giáo dục và về trình độ của con người, để phục hồi rừng. Như vậy thì mới trồng rừng và bảo vệ rừng được. Còn như cách làm hiện tại, không thể có một đô thị hay thành phố nào trong rừng hay rừng trong thành phố cả, bởi vì chúng ta chưa có thành phố, chưa có đô thị và vì thế sẽ chẳng có rừng, chẳng có rừng nào được bảo vệ. Đô thị phát triển con người, con người quay trở lại bảo vệ tự nhiên và tự nhiên một lần nữa là nhân tố giúp đô thị vận hành ổn định và hài hòa với tự nhiên.
  • Rừng thay đổi cách thức chúng ta thụ cảm về đô thị, chứ rừng không thay đổi đô thị và đô thị cũng chẳng tác động xấu đến rừng. Chúng ta mới là đối tượng cần thay đổi tầm nhìn. Đà Lạt trước tiên là nhờ du lịch, sau bản thân phải tự hoàn chỉnh một cấu trúc đô thị của chính nó, sau đó nó mới có thể hoàn chỉnh khung chương trình phát triển du lịch của nó một cách bền vững được. Phụ thuộc quá mức vào du lịch là con dao hai lưỡi, lúc ổn định và thịnh vượng thì phát triển nóng, lúc dịch bệnh gián đoạn thì bất ổn và suy giảm không lối thoát. Lúc này là lúc phải nhìn Đà Lạt là một thành phố có chiến lược phát triển kinh tế đầy đủ và hoàn thiện như một đô thị chứ không chỉ là một nhóm dân cư và tiện ích phục vụ cho du lịch. Đô thị như vậy rất phù hợp với nhóm trí thức, nghệ sĩ, sinh viên, giới nghiên cứu, khoa học, chính trị, vân vân. Đối tượng thành phần dân cư này vốn yêu đà lạt, họ sẽ là dân cư và có đóng góp quan trọng cho đà lạt, nếu đà lạt mở rộng vòng tay chào đón họ. Không phải đô thị nào cũng làm được điều này, Đà Lạt rất đặc biệt ở chỗ đó. Dù không phải sinh sống ở đà lạt, nhưng người yêu đà lạt thì rất nhiều. Đó là nguồn lực xây dựng đà lạt một cách vô tư và hết mình.
  • Người yêu đà lạt là người sống cho hiện tại của Đà Lạt và giải quyết các vấn đề hiện tại của Đà Lạt. Họ không ôm giữ quá khứ, lịch sử dù có vàng son đến đâu, họ cũng chẳng mộng tưởng Đà Lạt trong tương lai phải như thế này, phải là thế nọ. Họ chỉ yêu và tôn trọng tất cả những gì đang hiện hữu nơi phố núi và giải quyết các vấn đề hiện tại một cách ôn hòa, tùy thuận mà không tạo ra sự mất đoàn kết, chia rẻ hay thể hiện cái tôi cá nhân của họ vào bất cứ việc gì liên quan đến cộng đồng. Chỉ thế thôi là đủ rồi. Việc tạo ra những kỳ vọng thái quá và tham vọng dù tốt đẹp thì vô tình tạo ra một trở ngại tự thân cho sự phát triển của đà lạt mà đáng lẽ nó nên là. Bản thân Đà Lạt đã là một khu nghĩ dưỡng khổng lồ, chả cần nhiều loại kiến trúc lớn lao và to tác, người ta mải mê với nghệ thuật không gian nhân tạo mà thường quên đi môi trường tự nhiên. Những không gian mở và thoáng luôn thu hút được số đông đến vui chơi, sinh hoạt.
  • Bài viết: Trươngnam Thiện
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments

‎Pham Chien on Tây Bắc mùa lúa chín
chợ đêm đà lạt on Khám phá chợ đêm Đà Lạt 2018
Mâm Xôi Vàng on Tây Bắc mùa lúa chín
Bui Huy Phuong on Tây Bắc mùa lúa chín