Chợ phiên là nét văn hoá đặc sắc của Hà Giang, Lào Cai, tỉnh miền núi cực Bắc Việt Nam. Nét độc đáo của các phiên chợ là màu sắc văn hoá các dân tộc bản địa như Mông, Dao, Tày, Lô Lô, Giáy… hoà quyện, đan xen vào nhau thân thiện, sòng phẳng như mối quan hệ thân hữu vốn có của họ. Người dân mang đến chợ các sản phẩm nông nghiệp và thủ công mà họ làm ra để bán hay trao đổi với nhau, nhưng mục đích của người dân đi chợ không phải ở sự mua bán, mà tiêu biểu nhất là phiên chợ tình Khâu Vai, họp một phiên duy nhất vào ngày 27 tháng 3 âm lịch hàng năm. Phiên chợ này là để những người yêu nhau đi gặp gỡ cho dù họ đã có vợ hoặc chồng. Chợ phiên Hà Giang đa số là chợ lùi, nghĩa là phiên chợ sau sẽ hợp trước một ngày so với phiên chợ trước và các phiên cách nhau đúng một tuần, vì vậy khách đi Hà Giang có thể tham dự các phiên chợ bất kì ngày nào trong tuần.
Đa số phiên chợ đều nằm rơi vào ngày cuối tuần thứ 7 và Chủ Nhật nên rất thuận tiện cho du khách đi du lịch, đặc biệt khách từ Hà Nội có thể lên chơi một đêm sớm mai dạo chợ mua ít quà về, có những ngày trời lạnh thì mây lững lờ trôi qua các ngọn núi mà phía dưới đó là phiên chợ rất đông đồng bào, những em nhỏ đang nô đùa bên cạnh bà mẹ nhộn nhịp mua sắm hay ông chồng đang thả hồn bên ly rượu cay trong cái giá lạnh vùng cao, hay bà trao đổi hàng hoá từ vườn nhà mình trồng được.
Ngoài nông sản, sản vật tự trồng được thì chợ trâu bò, chó… cũng góp phần làm thêm hương vị độc đáo ở các buổi chợ, thường chợ diễn ra từ sáng sớm từ 6 giờ sáng, thường tan chợ sau 11g, cảnh sau 12 giờ bạn thường bắt gặp là các ông chồng say sỉn ngủ dựa vào vợ hay một căn nhà nào đó gần chợ, sau khi chồng tỉnh rượu thì hai vợ chồng cùng dắt nhau về, thường họ đến chợ rất sớm có khi phải đi từ 3-4 giờ sáng vì nhà trên núi phải qua vài ngọn núi
Chợ Đồng Văn
Trước đây chợ Đồng Văn cũ khá đẹp với mái xi măng cổ kính giờ là khu trung tâm cafe nằm bên trái, khá nhỏ, cảnh dễ thương vô cùng nằm khuất mình sau hòn núi cao lên đó bạn sẽ gặp pháo đài cũ từ thời Pháp và sẽ được ngắm toàn cảnh thị trấn, sau này quy hoạch lại thì khu đó thì khu chợ đêm, hàng quán ăn nhiều hơn bán các món lẩu hay thắng cố, quán cafe chiếm diện tích mặt tiền khá nhiều, sân chợ giờ đã bê tông hoá, ai có nhu cầu phơi lúa thóc thì sẽ chọn nơi đây.
Chợ Đồng Văn mới giờ dời về bên phải một khu đất khá rộng rãi trước kia là chợ trâu bò, khá rộng rãi thoải mái việc mua bán cho bà con, đông vui nhộn nhịp tấp nấp cảnh thử rượu, hút thuốc lào bên chén rượu hay làm tô thắng cố hay chén mèn mén … chợ trâu bò, chó cũng là 1 đặc sẳn ơi đây.
Chợ Bắc Hà
Nằm ngay trung tâm thị trấn Bắc Hà khá thuận tiện cho việc tham quan mua sắm, chợ giờ xây lại bê tông mái tôn như các chợ tỉnh, cảnh buôn bán cũng còn khá dễ thương, chúng tôi đến đây hơn 3 lần có lần vào tháng 3 trúng mùa mận Bắc Hà nên anh em ai cũng mua cho mình một thùng về làm quà cho Sài Gòn
Phía trước chợ đa số mẹt hàng quán nhỏ bán các thứ rau củ quả của bà con.. . món chúng tôi thường mua của các bà cụ đó là hạt dỗi, hạt mắc khén..
Chợ Cấn Cấu
Phiên chợ Cắn Cấu thường tổ chức vào ngày thứ 7 cách Bắc Hà khoảng 30-45 phút đi đường còn rất hoang sơ mộc mạc, nằm riêng một khu đất khá vắng vẻ so với khu dân cư, riêng phần chợ trâu bò thì phải nói lớn nhất cả nước cả 1 con đường bên hông lúc nào cũng có hơn vài trăm con trâu bò được thương lái mang đến bán, cuộc mua bán diễn ra chớp nhoáng sau vài câu nói và vỗ mông con trâu bò.
Cũng như các phiên chợ Tây Bắc ngoài bán thổ cẩm, thịt … thì vẫn có khu riêng hàng quán bán thắng cố, phở, mèn mén, khu bán rượu …tuỳ theo mùa bạn sẽ gặp món bánh bột làm từ tam giác mạch.