Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
HomeĐịa danh nổi tiếngPHÙ CHÂU MIẾU - miếu nổi.

PHÙ CHÂU MIẾU – miếu nổi.

65 / 100

Hôm nay, Nam Kỳ – Gia Định sẽ giới thiệu với các bạn đọc một ngôi cổ miếu rất độc đáo nằm giữa cù lao sông Vàm Thuật – một phụ lưu của sông Sài Gòn.

img 5636
Phù Châu Miếu – Miếu Nổi

PHÙ CHÂU MIẾU – miếu nổi.

Phù Châu Miếu nằm ở cù lao nhỏ trên sông Vàm Thuật, là ranh giới giữa phường 5 quận Gò Vấp và phường An Phú Đông, quận 12.

Nếu ở Quận 12 tới, ta sẽ đi qua cầu sắt An Phú Đông quẹo phải vô đường Trần Bá Giao, còn từ Chợ Gò vấp, ta đi đường Nguyễn Thái Sơn rồi quẹo trái vô đường Trần Bá Giao; ngừng xe và gởi xe ở Thuỷ Long Cung số 46 đường Trần Bá Giao để có thể lễ bái các thần các thánh và chuẩn bị ra bến đò đi qua Phù Châu Miếu.

Miếu nổi được hình thành từ thế kỷ XVII, gắn liền với câu chuyện ly kỳ về một ngư dân. Theo nhơn dân kể lại, xưa có một ngư dân đi chài lưới thì vớt được một pho tượng bà Thuỷ tề (có người thì nói là vớt được xác của một người phụ nữ). Và ông này mới lên Cù lao gần đó để lập miếu bằng tre và lá để thờ phượng. Sau khi qua đời thì người dân ở đây đặt tên Miếu mà lão ngư này xây là Miếu Ông Chài


Năm 1954, Miếu Ông Chài được đổi tên là Sa Tân Miếu Kỳ Thành Thuỷ Long Cung.
Năm 1990, ông Lục Câu là một thương nhơn người Hoa đã cho xây lại miếu này và đặt tên là Phù Châu Miếu cho tới tận bây giờ đây

Về Kiến trúc, miếu được xây chung quanh một cù lao nhỏ giữa sông Vàm Thuật, lối kiến trúc người Hoa lâu đời ở đất Gò Vấp. Nhìn từ xa miếu giống như một con thuyền giữa sông vậy. Khi ta bước chân lên cù lao, muốn đi vô miếu phải bước qua Ngũ hành môn- có nghĩa là Cổng lớn có 5 đường đi vô, hai bên cổng có 2 tượng “Song Long đối đầu” được ốp sành sứ rất đẹp mắt, bên trên cổng có tượng “Lưỡng long tranh châu” đặc trưng của kiến trúc người Hoa. Từ chánh đạo vô miếu, ta có thể nhìn thấy hai bên là những người dân đang bán đồ lễ bái, còn ở giữa chánh là đường vô cửa miếu và tiền điện. Phía trên mái miếu được lợp ngói âm dương màu xanh ngọc bích cùng với tượng “Lưỡng Long trào nhựt”, cửa miếu có đề tên tiếng Việt và Hoa là Phù Châu miếu (浮珠廟), còn hai bên là hai ông Hộ Pháp Tướng Quân để canh cửa.


Xưa, miếu Phù Châu được thiết kế theo kiểu chữ tam 三 , ba điện ngăn cách bởi các giếng trời, nhưng mà giờ đã được lợp lại liền nhau.
Bên trong miếu các cột được thiết kế theo kiểu trụ hình Rồng, các tường được tô lên các điển tích xưa, trần miếu là các chim Phượng phi thiên.

Về việc thờ phượng, miếu thờ các thần thánh của ba đạo, gọi là Tam Giáo Đồng Nguyên trong văn hoá Trung Hoa (Lão, Nho, Phật). Các thần, thánh, Phật được thờ là:
-Tiền điện: Chuẩn Đề Bồ Tát, Di Lạc Tôn Phật,A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Tài Đức Tinh Quân và Thổ địa công (có bạch thần tài Tỷ Can và hắc thần tài Triệu Công Minh), Đạt Ma Tổ Sư.
-Trung điện có: Ngọc Hoàng đại đế, Đại Thánh gia gia
-Chánh điện có: Kim Mẫu (Tây Vương Mẫu), Địa Mẫu, Hoàn Mẫu ở đằng trước; đằng sau bên tường trái thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, Địa Tạng Bồ Tát; tường phải thờ Tiên Sư Cửu Quyền.
Ban thờ chánh là thờ Ngũ hành Nương Nương (giữa), Bà Chúa Xứ (trái), Cữu Thiên Mẫu (phải)
Tả có ông Bao Công – đại diện cho công lý
Hữu có ông Quan Công cùng với hai hộ pháp là ông Quan Bình và Châu Xương – đại diện cho lễ nghĩa.
Bên ngoài điện là tượng mẹ Quan Âm Nam Hải, sau đó là cung thờ Long Mẫu hai bên là Quyền thiên thượng đế và Thuỷ Mẫu.
Sau đó là miếu Thờ Ngũ Hổ Sơn Quân.

Khi mà tới thăm Phù Châu Miếu, NKGĐ cảm thấy đây là một nơi rất là đẹp đẽ, phù hợp với những ai có đam mê tìm văn hoá Trung Hoa hay kiến trúc cũng vậy! – nếu có tham quan thì NKGĐ nghĩ nên đi ngày T2 T3 vì các ngày cuối tuần rất đông.

Hình: đường ghe ra Phù Châu Miếu

MC

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments

‎Pham Chien on Tây Bắc mùa lúa chín
chợ đêm đà lạt on Khám phá chợ đêm Đà Lạt 2018
Mâm Xôi Vàng on Tây Bắc mùa lúa chín
Bui Huy Phuong on Tây Bắc mùa lúa chín