Bùi Viện là ai ?
Sài Gòn có đường Bùi Viện từ trước 1975,sau này nó là một con đường mang danh “Phố Tây” vì có nhiều dịch vụ cho người ngoại quốc du lịch tới thành phố, bạn sẽ thắc mắc khi hỏi về địa danh này, hãy cùng xem bài viết của anh Nguyễn Gia Việt với Zai Tri nhé
Đó cũng là cái duyên trời định vậy
Bùi Viện (1839 – 1878) người gốc Nam Định làm quan triều vua Tự Đức, ông là người có tầm nhìn hướng ngoại
Hồi năm 1862 hòa ước Nhâm Tuất ép buộc triều đình Huế phải nhượng lại Nam Kỳ gồm Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường cho Pháp
Hồi 1873, Đại Nam cảm thấy bị Pháp đe dọa
Triều đình trong cơn rối loạn, đã phái Bùi Viện ra hải ngoại tìm cách tiếp xúc với một nước lớn hơn Pháp có khả năng viện trợ và giúp đỡ Việt Nam
Bùi Viện (1841-1878) nghe lời vua Tự Đức đến Huê Kỳ qua ngã Yokohama rồi kiếm tàu sang Mỹ
Ông qua Mỹ (1873) ở gần một năm trời để vận động gặp được Tổng thống Ulysses Simpson Grant (nhiệm kỳ 1869-1877)
Lúc này Pháp và Huê Kỳ đang đối nghịch nhau trong chiến tranh ở México nên Mỹ muốn giúp đỡ một quốc gia đang bị Pháp uy hiếp
Nhưng Bùi Viện không mang theo quốc thơ nên Tổng Thống Mỹ không danh chánh ngôn thuận làm việc với Quốc Hội thành ra hai bên không có một cam kết nào
Bùi Viện phải quay về Việt Nam trở lại kinh thành Huế lấy quốc thơ
Có được thư uỷ nhiệm của vua Tự Đức, Bùi Viện lại xuất dương một lần nữa.
Năm 1875 ông lại có mặt tại Huê Kỳ
Có quốc thơ nhưng lại gặp lúc Mỹ – Pháp hết thù địch nên Tổng thống Ulysses Grant khước từ sự cam kết giúp Việt Nam chống Pháp
Về nước, Bùi Viện làm Thương chánh tham biện rồi Chánh quản đốc nha Tuần hải
Ai dè năm 1878 ông qua đời khi mới 40 tuổi
Vua Tự Đức có lời khen: “Trẫm với ngươi chưa có ơn nghĩa gì mà ngươi đã coi việc nước như việc nhà, không quản xa xôi lo lắng, quỷ thần ắt cũng chứng cho”
Vui nè
Ulysses Simpson Grant (1822 – 1885) là tướng của quân Miền Bắc trong Nội chiến Huê Kỳ và là Tổng thống Huê Kỳ thứ 18 (từ năm 1869 đến năm 1877)
Khi hết nhiệm kỳ,ông cựu tổng thống Ulysses Grant đã ghé thăm Sài Gòn – Chợ Lớn ngày 25 tháng 4 năm 1879 trên đường đi viếng thăm Trung Quốc
Dĩ nhiên lúc này Nam Kỳ là thuộc địa Pháp rồi
Cựu tổng thống Grant đến cảng Sài Gòn trên chiếc tàu có tên là Iraonaddy và được toàn quyền Nam Kỳ đón tiếp trọng thể
Ngày hôm sau, 26 tháng 4, Grant và đoàn tùy tùng cùng với Đề đốc Lafont đến viếng Chợ Lớn và ngay đêm đó dự yến tiệc ở Dinh toàn quyền
Ngày 27/4/1879, Grant lên đường sang Hong Kong gặp tổng đốc Lưỡng Quảng Lý Hồng Chương
Những năm thời Việt Nam Cộng Hòa
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Guam năm 1967 có mặt Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia Nguyễn Văn Thiệu và Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương Nguyễn Cao Kỳ
Trong bài diễn văn chào mừng tại bữa tiệc ngày 20 tháng 3, 1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson nói:
“Năm 1873, khi Việt Nam đang tranh chấp khi Pháp đòi quyền mở rộng kiểm soát trên cả nước, một học giả tên là Bùi Viện đã được Hoàng đế gởi đi vận động sự giúp đỡ của Huê Kỳ. Ông đã được Tổng thống Grant tiếp đón
Trên đường về lại quê hương, ông đã được thông báo về quyết định của Tổng thống Grant vì hoàn cảnh bất ngờ Huê Kỳ sẽ không thể hỗ trợ cho Việt Nam…”
Và ông Nguyễn Văn Thiệu đã đáp lời:
“Tôi vô cùng cảm động vì Ngài đã nhắc lại sứ mệnh ngoại giao lịch sử. Trong thế kỷ trước, Đại sứ Việt Nam Bùi Viện đã đi làm nhiệm vụ thiện ý đến Huê Kỳ, một đất nước tuyệt vời ở bên kia bờ Thái Bình Dương…”
Lịch sử Việt Nam có những lúc thiệt trái khuấy.
Nguyễn Gia Việt
Đường Bùi Viện, Quận 1, TpHCM từ trước 1975 trở thành khu phố Tây đón tiếp du khách đến Sài Gòn chơi, phù hợp với khách Tây balo, hiện nay đường Bùi Viện đã trở nên sôi động hàng đêm sau khi được quy hoạch thì phố đi bộ, nhiều nhà hàng, quán ăn, bar, club, PUB, nhà nghỉ, hostel, khách sạn … được mở ra để phục vụ cho nhu cầu vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ.
Những nhà hàng quán ăn bạn có thể thưởng thức các món ngon Việt Nam hay hải sản tươi sống như:
Sen Đại Việt – 226-228 Bùi Viện https://zaitri.com/sen-dai-viet-restaurant-226-228-bui-vien-quan-1-tp-hcm-3738.html
Lúa Đại Việt – 189-191-193 Đề Thám, Q1 https://zaitri.com/lua-dai-viet-restaurant-3531.html