Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024
HomeĐịa điểm du lịchRằm tháng Giêng viếng Chùa Bà Thiên Hậu Chợ Lớn

Rằm tháng Giêng viếng Chùa Bà Thiên Hậu Chợ Lớn


Rằm tháng Giêng viếng Chùa Bà Thiên Hậu Chợ Lớn nhằm ngày Tết Nguyên Tiêu nổi tiếng của cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn thuộc Quận 5, Tp Hồ Chí Minh. Kênh Zai Tri mong muốn mang đến cho quý vị thông tin hình ảnh về ngôi chùa có nhiều năm tuổi ở Sài Gòn nổi tiếng có nhiều du khách và người dân đến viếng và thăm rất đông mỗi dịp Rằm.
Chùa Bà Q.5 luôn giữ trong mình nét cổ kính, trang nghiêm, một chút gì đó của sự huyền bí…nơi con người gửi gắm tâm linh, hướng thiện và mong cầu sự bình an. Có lẽ điều đó khiến du khách muốn tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm. Chùa Bà Thiên Hậu góp phần mang lại tín ngưỡng tâm linh cho cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn, được xây dựng từ 1760 với vật liệu xây dựng được mang từ phía Nam Trung Quốc như gách, ngói, gốm … sau nhiều lần trùng tu chùa Bà Chợ Lớn vẫn giữ vẻ uy nghi tâm tinh, giá trị về điêu khắc, kiến trúc cổ.

Chùa Bà Thiên Hậu còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu. Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán. Wikipedia

Tên tiếng Anh chùa bà Thiên Hậu: Thien Hau Temple hay Thien Hau Pagoda
Địa chỉ chùa Bà Thiên Hậu Chợ Lớn: 710 Nguyễn Trãi, phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 3855 5322
Chùa Bà Thiên Hậu nếu bạn đi nhiều bạn sẽ biết có khá nhiều chùa bà nổi tiếng như Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương, Chùa Bà Thiên Hậu Hốc Môn, chùa bà thiên hậu Malaysia hay ở Nha Trang.
Bạn sẽ thắc mắc về sự tích bà Thiên Hậu và muốn tìm hiểu để biết tại sao được được thờ cúng trong chùa:

Thiên Hậu Thánh Mẫu (chữ Hán: 天后聖母) hay bà Thiên Hậu, còn gọi là “Ma Tổ” (媽祖), “Mẫu Tổ” (母祖), hay là “Thiên Thượng Thánh Mẫu” (天上聖母); là một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Trung Hoa và người Việt gốc Hoa.

Thắp nhang ở chùa Bà Thiên Hậu Quận 5
Thắp nhang ở chùa Bà Thiên Hậu Quận 5 – Photo: VietnamPhoto.org

Bà được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển, được tôn kính đặc biệt cả trong Phật giáo và Đạo giáo ở các quốc gia Đông Á, và nhất là tại Đài Loan. Ngày tưởng niệm bà là ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm.

Sự tích bà Thiên Hậu

Theo học giả Vương Hồng Sển thì bà có tên là Lâm Mặc Nương, người đảo Mi Châu, thuộc Bồ Dương (Phúc Kiến). Bà sinh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), đời vua Tống Nhân Tông. Mẹ của bà phải mang thai 14 tháng mới hạ sinh. Sau đó, tám tuổi bà biết đọc, mười một tuổi bà tu theo Phật giáo. Mười ba tuổi, bà thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ “Nguyên vị bí quyết” và bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi coi theo đó mà luyện tập đắc đạo, bà còn xem thiên văn trên biển cho ngư dân đảo Mi Châu.
Một lần, cha bà tên Lâm Nguyện ngồi thuyền cùng hai trai (anh của bà), chở muối đi bán tỉnh Giang Tây, giữa đường thuyền lâm bão lớn…Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ và trong lúc ngủ đã xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi bà thức giấc, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó, mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm Canh Dần (1110) nhà Tống sắc phong cho bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”.
Theo những tài liệu khác cho biết bà sinh năm 960 tại đảo Mi Châu, huyện Bồ Điền, phủ Hưng Hóa, tỉnh Phúc Kiến; là con thứ 7 của ngư phủ Lâm Nguyện, còn gọi là Lâm Thiện Nhân. Ông nội bà từng là Tổng đốc ở Phúc Kiến. Khi sinh ra bà không khóc không la, nên còn gọi là Mặc Nương (“Cô gái im lặng”). Nổi tiếng bơi giỏi từ năm 15 tuổi. Năm 16 tuổi, Lâm Mặc Nương lượm được 2 miếng “Đồng phù” (bùa vẽ trên miếng đồng) ở dưới giếng nước và tập luyện theo, nên trở thành có phép lạ và nổi danh từ đó qua những sự việc được cứu người vượt biển và thu phục và cảm hóa các vị ác thần (như 2 hung thần Thiên lý nhãnThuận phong nhĩ) được kể lại. Có 2 thuyết khác nhau về năm mất của bà, thuyết đầu cho rằng bà mất năm 987 khi 28 tuổi, lúc bà lên núi và bay về trời, thuyết khác cho biết bà mất năm 16 tuổi khi bơi ra biển để tìm cha
Sau khi bà mất được dân làng nhớ ơn, suy tôn là “Thông hiền linh nữ” và lập đền thờ. Triều đình nhà Tống sắc phong cho bà là “Thần nữ”, “Nam Hải thần nữ”, đời Tống Cao Tông phong bà là “Sùng Linh Huệ Chiêu Ứng Phu nhân”. Đời Nguyên Thế Tổ phong là “Hộ Quốc Linh Trước Thiên Phi”. Sau gia phong “Thiên Hậu” vào đời Khang Hy (nhà Thanh).
Bắt đầu từ Phúc Kiến, sự linh ứng của bà Thiên Hậu được lan truyền sang các tỉnh lân cận ven biển của Chiết Giang và Quảng Đông, eo biển Đài Loan và từ đó đến tất cả các khu vực ven biển của Trung Quốc đại lục. Với sự di cư của người Trung Quốc trong thế kỷ 19 và 20, sự thờ phụng tiếp tục lan truyền sang Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản và Đông Nam Á; bà Thiên Hậu dược xem như thần bảo trợ của các vùng biển và những người nhập cư mới đến thường dựng lên ngôi đền cho Bà đầu tiên, cảm tạ ơn cho đến nơi an toàn. Hiện nay, sự thờ phụng Thiên Hậu cũng được tìm thấy ở các nước khác có số dân đáng kể đến từ những khu vực này. Tổng cộng, có khoảng 1.500 ngôi đền Thiên Hậu ở 26 quốc gia trên thế giới .

Chùa Bà Thiên Hậu Chợ Lớn là chùa người Hoa ở Sài Gòn hơn được công nhận là di tích quốc gia từ 1993, với lối kiến trúc độc đáo, uy nghi, vĩnh hằng theo thời gian với Sài Gòn hơn 300 năm tuổi.
Kiến Trúc: Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”. Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.
 

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments

‎Pham Chien on Tây Bắc mùa lúa chín
chợ đêm đà lạt on Khám phá chợ đêm Đà Lạt 2018
Mâm Xôi Vàng on Tây Bắc mùa lúa chín
Bui Huy Phuong on Tây Bắc mùa lúa chín